Thursday 20 February 2014

Cách đọc tên của viên cao ủy Pháp ở Đông Dương hồi năm 1947



Tên họ đầy đủ của viên cao ủy Pháp thời đó là Emile Bollaert. Họ Bollaert đọc là /bɔ'laʁt/, có thể phiên thành Bô-la hay Bô-lác cũng được. Chữ e trong Bollaert không ứng với âm gì cả. Vì vậy không nên phiên là Bô-la-éc như sách báo ta vẫn làm suốt mấy chục năm nay.

Khó khăn gay gắt nhất là vấn đề thông tin. Lúc ấy đài thu thanh đến cả Trung ương cũng không có. Tôi nhớ mãi năm 1947, khi Pháp cử thượng sứ Bô-la-éc sang thay Đác-giăng-li-ơ, Bô-la-éc đọc bài diễn văn nổi tiếng ở Hà Đông để tuyên bố chính sách mới. Để viết bài trên báo kịp thời đập lại Bô-la-éc, anh Trường Chinh phải cho người ra phục sẵn ở Đại Từ trên trục lộ giao thông lớn, cách Quảng Nạp 28 cây số, để đón giao liên của Nha thông tin - tiền thân của TTXVN - mang toàn văn bài diễn văn nói trên thu được bằng điện đài đặt ở tận Bắc Kạn, cách Đại Từ 120 km.

Friday 11 October 2013

Cách phát âm các tên riêng tiếng Pháp tận cùng bằng -ault.


Người Pháp không phát âm các chữ lt trong tất cả các tên riêng tận cùng bằng –ault.

Tên thủ tướng Georges Bidault hồi 1953 được đọc là [ʒɔʁʒ bido], phiên âm là Bi-đô sát với thực tế hơn là Biđôn:
Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào...”
(Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử)

Tên thủ tướng hiện nay là Jean-Marc Ayrault. Họ Ayrault nên phiên là Ê-rô, không nên phiên là Ây-rôn.
Sáng 24-9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Paris, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean-Marc Ayrauld (Giăng-Mác Ây-rôn).


Tương tự Renault (tên người hay tên xe) đọc là [ʁəno], không nên đọc thành Rờ-nôn:
Chiếc xe Rờ-nôn chật ních người từ từ lăn bánh, đi được một quãng thì dừng lại vớt thêm khách.

Truyện cổ Perrault là truyện của Pe-rô (không phải Pe-rôn), con lắc Foucault là con lắc Phu-cô (không phải Phu-côn)...

Wednesday 9 October 2013

Ông Dũng phát âm như thế thì đã sao?


Cách đây ít bữa thủ tướng Việt Nam sang Pháp gặp người tương nhiệm bên đó. Đài Canal+ làm một cái clip chê bai đủ chuyện. Một số người Việt xem clip xong cảm thấy rất hả hê ( VietcatholicThông Tấn Xã Vàng Anh)

Không biết người ta mang mặc cảm gì khi đi chê ông Nguyễn Tấn Dũng nhà quê với giọng nhừa nhựa the thé như người Tàu? Đất nước này có bao nhiêu người nhà quê? Nhà quê có phải là tội không? Và mình thì sang cả hơn ai mà đi dè bỉu người nhà quê?

Nếu mình không phải một kẻ phân biệt chủng tộc và/hay trịch thượng văn hóa thì sao có thể mở miệng chê giọng nói của người Tàu? Anh Tây hay chị Nhật nào đó mà nói một câu tương tự về giọng của người Việt thì mình nghe có thuận tai không? Ông Dũng phải nói giọng nào cho vừa lòng dân Pháp và dân Việt khi cả hai giống dân ấy thích nghe những giọng khác nhau?

Sau cùng Dăng Mắc Ê Rô hay Jăng Mạc Ây Rô thì có gì quan trọng?
Ở Pháp có hơn 500 gia đình mang họ Ayrault. Các biến thể của nó là Airault (400 gia đình) và Hérault (hơn 2 000 gia đình). Tất cả đều được phát âm là  /e.ʁo/ hay /ɛ.ʁo/, tức là ê cũng được mà e cũng xong nhưng không phải là âyAyrault  hoàn toàn đồng âm với héros (nghĩa là anh hùng). Ngoài ra, khi đọc đầy đủ họ tên của đương kim thủ tướng Pháp, âm [k] cuối âm tiết Marc [maʁk] phải được tách ra và chuyển thành âm đầu (consonne initiale) của âm tiết sau, tức là [ke.ʁo].
Sách vở từ nguyên học và gia phả học cho biết họ Ayrault gốc miền tây nam nước Pháp, chủ yếu ở Poitou-Charentes, gốc giéc-ma-ni là Hariwald trong đó *hari nghĩa là quân đội và *wald là cai quản, tức là người chỉ huy quân đội. Họ Hariwald trở thànhAiraldi và Aroldo của Ý, Harold của người Anh và Haralden của người Đức. Cũng có thuyết cho rằng gốc của Ayrault là héraut, nghĩa là quan tuyên cáo (nói nôm na là thằng mõ của hoàng thượng). Dù theo thuyết nào thì cũng không phải là ây (như nhiều người ở Pháp và ở Việt Nam thích đọc) và cũng không đọc các chữ l hay t (như người Ả-rập đang phải đọc).
Người Ả rập đọc họ Ayrault mà muốn được tiếng là sang cả, không phải nhà quê thì nghe nó như con c. / củ thìu biu cho nên họ phải đọc thành érolt. Người Hàn Quốc cũng ngại đọc đúng giọng Pháp vì trong tiếng Hàn hai tiếng ê-rô có nghĩa là khiêu dâm.
Ông Ayrault thật ra không có “ke” cái chuyện này. Sao cũng được, miễn là tiện cho người ta thì thôi. Hà cớ gì người Việt không được gọi ông là Dăng mà phải là Jăng, không thể là Mắchay Mác mà phải là Mạc và nhất định phải là Ây Rô mà không thể là Ê Rô? 

Friday 12 October 2012

Rút cục thì ông ấy tên gì?

Viên tướng chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ là Christian de La Croix de Castries. De Castries là một dòng họ quý tộc lâu đời ở Pháp. Người Việt phiên âm khi là Đờ-cát-xtơ-ri, khí là Đờ-cát
Có vẻ như Đờ-cát là Đờ-cát-xtơ-ri rút gọn. Thực ra không phải như vậy: chữ itrong De Castries không có phát âm, tức là phải đọc như De CastresNhững người phiên De Castries thành Đờ-cát-xtơ-ri căn cứ vào mặt chữ mà nghĩ là cái họ ấy phải phát âm như thế chứ không biết thực tế nó được phát âm như thế nào.

Thursday 3 November 2011

LUẬT BA PHỤ ÂM (Loi des Trois Consonnes)



Trong tiếng Pháp không có các tổ hợp ba phụ âm, trừ khi có mặt âm lỏng /r/ hoặc /l/ ở vị trí cuối tổ hợp. Ví dụ: construction, scrupule, garde-la [gardla]...

Do đó:
-Phải chèn [ə] vào những chỗ có thể phát sinh tổ hợp ba phụ âm. Ví dụ: contrepartie [kɔ̃trəparti], cette petite [sεtpətit]
-Không cần phát âm [ə] khi không gây ra tổ hợp ba phụ âm. Đó là trường hợp của những chữ e mà ta hay gọi là e câm (e muet). Ví dụ: je dis [ʒdi], Baudelaire [bodler], la petite [laptit], samedi [samdi]...

Wednesday 10 November 2010

QUY TẮC PHÂN CHIA RANH GIỚI ÂM TIẾT (Syllabation)

  1. 1)      Khi chỉ có một phụ âm nằm giữa hai nguyên âm, phụ âm đó sẽ thuộc về âm tiết thứ hai (V-CV): Paris [pa-ri], silhouette [ si-lwet], nord-ouest [nɔ-rwεst], Il arrive à Lille [i-la-ri-va-lil] ...
  2. 2)      Nói chung, tổ hợp hai phụ âm sẽ chia một phụ âm cho âm tiết đi trước và một phụ âm cho âm tiết đi sau (VC-CV): respect [rεs-pε], part-il? [par-til], parler [par-le]... Tuy nhiên, nếu đó là tổ hợp phụ âm ồn (consonne bruit) + phụ âm kêu (consonne sonante) thì cả tổ hợp sẽ thuộc về âm tiết đi sau: public [py-blik], sabler [sa-ble]...
  3. 3)      Tổ hợp có nhiều hơn hai phụ âm thì âm tiết đi trước kết thúc ở [s]: obscur [ɔps-kyr], express [εks-prεs]...